Bảng đơn vị đo thời gian, bài tập đổi đơn vị đo thời gian chính xác nhất.

Các bạn đã được làm quen với bảng đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích, đơn vị đo thể tích ở những bài viết trước rồi đúng không nhỉ. Hôm nay, https://vietnamblackberry.vn/ xin gửi tới quý phụ huynh và các em học sinh thêm một bảng đơn vị đo nữa đó là bảng đơn vị đo thời gian. Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để biết đơn vị đo thời gian gồm những gì? Bài tập đổi đơn vị đo thời gian như thế nào nhé.

1. Tìm hiểu thế nào là thời gian? Đơn vị đo thời gian.

a. Thế nào là thời gian.

  • Thời gian là thuật ngữ diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện diễn ra trong một khoảng kéo dài của chúng. Thời gian thường được dùng để xác định số lượng sự chuyển động của các đối tượng, có tính lặp đi lặp lại ở một thời điểm, gắn với sự kiện nào đó.
  • Thời gian là đại lượng mang tính vĩ mô, chỉ có một chiều duy nhất là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, nó luôn gắn với mọi vật không trừ bất kỳ vật nào.

b. Thế nào là đơn vị đo thời gian.

  • Đơn vị đo thời gian chính là đại lượng dùng để tính toán, đo đạc một mốc thời gian xảy ra các sự kiện trước hoặc sau sự kiện kia.

Ví dụ như: 3 giờ sáng tới 15 giờ chiều.

  • Trong hệ đo lường quốc tế, giây là đơn vị của thời gian. Từ đó, có nhiều đơn vị lớn hơn như phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm… được đưa ra tính theo đó. Các đơn vị thứ cấp này gọi là đơn vị không SI vì chúng không dùng trong hệ thập phân, nhưng vẫn được chấp nhận trong hệ đo lường quốc tế.
  • Chính vì vậy, những kiến thức về đơn vị đo thời gian được phổ cập rất sớm, với các bé học tiểu học đã được học, làm quen để giải bài tập và ứng dụng trong thực tiễn hiệu quả.

c. Các đơn vị đo thời gian.

Trong chương trình toán học tiểu học chúng ta đã được qua những đơn vị đo thời gian lần lượt như sau:

+ Giờ, ngày, tuần lễ
+ Ngày – giờ, ngày – tháng, giờ phút
+ Tháng – năm
+ Giây, thế kỷ

Chúng ta cũng biết được quy luật tính ngày của các tháng trong vòng một năm như sau:

+ Các tháng có 31 ngày là:Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai.

+ Các tháng có 30 ngày sẽ là các tháng: Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một.

+ Riêng tháng hai chỉ có 28 ngày và vào năm nhuận ( 4 năm sẽ có 1 năm nhuận) có 29 ngày.

2. Bảng đơn vị đo thời gian chi tiết nhất.

3. Cách đổi đơn vị đo thời gian.

a. Từ giây sang phút.

  • Mỗi phút sẽ có 60 giây, vì thế việc đổi từ đơn vị giây sang phút rất đơn giản. Bạn chỉ cần chia số giây cần đổi cho 60 là sẽ có đáp án số phút.

Ví dụ, 360 giây sẽ bằng bao nhiêu phút?

Ta có, 1 phút = 60 giây

Lấy 360 : 60 = 4

Như vậy, 360 giây bằng 6 phút.

  • Bên cạnh đó số giây có thể không được chuyển hết hoàn toàn về phút. Phần thập phân sẽ thể hiện được số giây còn dư.

b. Từ phút sang giờ.

  • Quy tắc chung để ta đổi phút sang giờ chính là chia số phút cần đổi cho 60 sẽ tìm ra số giờ.

Ví dụ, để tính xem 210 phút bằng bao nhiêu giờ chúng ta làm theo các bước sau đây:

Ta có, 210 phút / 60 = 3.5 giờ

Như vậy, 210 phút bằng 3.5 giờ.

c. Một năm có bao nhiêu quý, tuần, ngày.

Một năm có bao nhiêu tuần?

  • Đơn vị thời gian nhiều hơn ngày chính là tuần, 1 tuần được tính bằng 7 ngày từ thứ 2 đến chủ nhật. Vậy nên, nếu tính 1 năm (không nhuận) sẽ dựa vào quy tắc 1 tuần = 7 ngày nên 1 năm 365 ngày sẽ tương ứng với 52 tuần 2 ngày.

Một năm có bao nhiêu quý?

  • Quý cũng là một đơn vị đo thời gian khá phổ biến, thể hiện cho khoảng thời gian dài hơn tháng. Thường 1 quý = 3 tháng, nên 1 năm = 12 tháng nên ta thực hiện phép chia 12 : 3 = 4. Suy ra, 1 năm sẽ có 4 quý, khi quý thứ 4 kết thúc cũng là thời điểm hết 1 năm.

Thời gian 4 quý diễn ra trong năm tính như thế nào?

+ Quý 1 tính tháng 1 tới hết 3

+ Quý 2 tính từ tháng 4 đến hết tháng 6

+ Quý 3 tính từ tháng 7 đến ngày cuối cùng của tháng 9

+ Quý 4 tính từ tháng 10 đến hết tháng 12

4. Bài tập về đơn vị đo thời gian.

Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống

3 năm = … tháng                                            5 giờ = … phút

6 năm 3 tháng = … tháng                              0,5 giờ = … phút

7 năm rưỡi = … tháng                                   ½ giờ = … phút

2 ngày = … giờ                                              5 phút = … giây

1,5 ngày = … giờ                                           1 giờ = … phút

Bài tập 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

90 phút = … giờ                                            90 giây = … phút

180 phút = … giờ                                          240 giây = … phút

Hướng dẫn giải

90 phút = 90⁄60 giờ = 1,5 giờ

180 phút = 180⁄60 giờ = 3 giờ

Trên đây là bài viết mà chúng tôi đã tổng hợp được về thời gian. Hy vọng, qua bài viết này các bạn nắm được cách đổi thời gian đơn giản, chính xác nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

> Xem thêm: