Chắc hẳn khi nghe đến cái tên tấn, tạ yến, kg, hg, dag,g thì không còn xa lạ gì với các bạn đúng không nhỉ. Đó là đơn vị đo khối lượng cơ bản nhất trong toán học cũng như trong đời sống hàng ngày. Hôm nay https://vietnamblackberry.vn/ sẽ cùng đi tìm hiểu rõ hơn các đơn vị đo khối lượng này nhé.
1. Tìm hiểu đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo.
a. Đơn vị đo khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng là đơn vị đo lường để biết được chất có trong một vật. Đơn vị đo khối lượng phổ biến nhất là đơn vị SI (theo hệ đo lường quốc tế) là kg tương đương với khối lượng của một khối kim loại Platinum được bảo quản tại viện đo lường quốc tế ở Paris Pháp.
- Ngoài ra còn có các đơn vị khác như gam, Mg và nhiều đơn vị khác được sử dụng trong các ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau.
- Ví dụ: Khi xác định khối lượng cho ra kết quả trọng lượng cân nặng của cơ thể con người là 50 kg. Như vậy giá trị khối lượng giúp ta xác định trọng lượng cơ thể là bao nhiêu. Ta dùng đơn vị đo khối lượng là kg để miêu tả cân nặng đối với khối lượng cơ thể người
- Trọng lượng của một tảng đá lớn là 5 tấn, trong trường hợp này sử dụng đơn vị tấn phù hợp hơn để phản ánh trọng lượng của hòn đá. Ta dùng đơn vị đo khối lượng là tấn để miêu tả trọng lượng của tảng đá đó, bởi so với cơ thể người hòn đá nặng hơn rất nhiều. Hai đơn vị tấn và kg có mối liên hệ với nhau nên ta hoàn toàn có thể xác định được trọng lượng 1 tấn đó tương đương với bao nhiêu kg.
b. Bảng đơn vị đo khối lượng.
1.1. Yến, tạ, tấn
- 1 yến = 10kg
- 1 tạ = 10 yến
- 1 tạ = 100kg
- 1 tấn = 10 tạ
- 1 tấn = 1000kg
1. 2. Đề-ca-gam, Héc-tô-gam
- Đề-ca-gam viết tắt là: dag
- Héc-tô-gam viết tắt là: hg
- 1dag = 10g
- 1hg = 10dag
- 1hg = 100g
1.3. Bảng đơn vị đo khối lượng
- Các đon vị đo khối lượng từ lớn đến bé:
tấn – tạ – yến – kg – hg – dag – g
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.
2. Quy tắc chuyển đổi đơn vị đo.
- Quy tắc 1: Khi đổi từ đơn vị lớn xuống đơn vị bé hơn liền kề, ta thêm vào số đó một chữ số 0. Nếu một đơn vị ở giữa ta thêm hai số 0 và cách hai đơn vị ta thêm 3 số 0 và tương tự.
Ví dụ: 3 tấn = 30 tạ = 300 yến = 3000 kg
50 kg = 500 Hg = 5000 dag và = 50.000 g
- Quy tắc 2: muốn đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn liền kề, ta chia số đó cho 10 hay nói cách khác bớt số đó đi một chữ số 0
Ví dụ 3000 gam = 300 decal gam = 3 hecta gam và = 3kg 30.000 kg = 3.000 yến = 300 tạ = 30 tấn.
3. Một số bài tập minh họa.
Câu 1: Sắp xếp các số đo khối lượng: 1kg 512g, 1kg 5hg, 1kg 51dag, 10hg 50g
Đáp án:
1kg 512g = 1512g
1kg 5hg = 1500g
1kg 51dag = 151g
10hg 50g = 1050g
Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 10hg 50g, 1kg 5hg, 1kg 51 dag, 1kh 512g
Câu 2: Một con voi có trọng lượng là 2 tấn, con hổ có trọng lượng 7 yến, con ngựa nặng 2 tạ. Hỏi tổng số cân nặng của 3 con vật là bao nhiêu yến.
Đáp án
Đổi: 2 tấn = 200 yến, 2 tạ = 20 yến
Tổng số cân nặng của 3 con vật là: 200 + 7 + 20 = 227 (yến)
Đáp số: 227 (yến)
Một số bài tập luyện tập thêm
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1 yến = …kg 5 yến = ….kg 1 yến 7 kg = …..kg
10kg = …yến 8 yến = ….kg 5 yến 3kg = ….kg
b) 1 tạ = …..yến 4 tạ = …..yến
10 yến = ….tạ 2 tạ = …..kg
1 tạ = …kg 9 tạ =…..kg
100 kg = ….tạ 4 tạ 60 kg = ….kg
c) 1 tấn = ….tạ 3 tấn = …tạ
10 tạ = …tấn 8 tấn = ….tạ
1 tấn = …kg 5 tấn = ….kg
1000kg= ….tấn 2 tấn85kg = …kg
Bài 2: Tính:
18 yến + 26 yến
648 tạ – 75 tạ
135 tạ x 4
512 tấn : 8
Bài 3: Một xe ô tô chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở được nhiều hơn chuyến trước 3 tạ. Hỏi cả 2 chuyến xe đó chở bao nhiêu tạ muối?
Bài 4: Một cửa hàng một ngày bán được 15 tấn gạo. Biết mỗi bao gạo cân nặng 100kg. Hỏi cửa hàng đó bán được bao nhiêu bao gạo?
Bài 5: Điền dấu ( > < = ) thích hợp:
a) 1 tạ 11 kg … 10 yến 1 kg
b) 2 tạ 2kg … 220 kg
c) 4kg 3dag … 43 hg
d) 8 tấn 80kg … 80 tạ 8 yến
Đơn vị đo khối lượng mà chúng tôi vừa tổng hợp được ở trên không chỉ đơn thuần là đơn vị đo khối lượng trong toán học mà nó còn vận dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Hi vọng bài viết của chúng tôi giúp ích nhiều cho quý bạn đọc.
>> Xem thêm: