Cách tính giá trị biểu thức và bài tập về tính giá trị biểu thức chi tiết nhất.

Biểu thức là gì? Giá trị của biểu thức là gì? Cách tính giá trị của biểu thức ra sao? Mời quý phụ huynh và các em học sinh hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để biết câu trả lời nhé.

1. Biểu thức là gì? Giá trị của biểu thức là gì?

a. Biểu thức là gì?

  • Trong toán học, một biểu thức hoặc biểu thức toán học là một kết hợp bao gồm hữu hạn các ký hiệu được tạo thành đúng theo các quy tắc phụ thuộc vào ngữ cảnh. Các ký hiệu toán học có thể là các con số (hằng số), biến số, phép toán, hàm số, dấu ngoặc, dấu chấm, và các dấu giúp chỉ ra độ ưu tiên của phép toán và các khía cạnh khác của cú pháp logic.
  • Nói một cách dễ hiểu hơn là: Biểu thức gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.

b. Tính giá trị của biểu thức là gì?

  • Như chúng ta đã biết, biểu thức chính là sự kết hợp giữa các chữ, số bằng các phép toán như cộng – trừ – nhân – chia… Đối với những biểu thức bao gồm các phép tính cơ bản, nâng lên lũy thừa không chỉ trên các con số mà còn có thể thực hiện trên các chữ cái (đại diện cho những con số bất kỳ) thì được gọi là biểu thức đại số.
  • Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì tính giá trị biểu thức chính là người học phải vận dụng linh hoạt, kết hợp giữa các phép tính cộng – trừ – nhân – chia cơ bản để tính toán ra giá trị cuối cùng của biểu thức được cho. Thông thường, học sinh Tiểu học sẽ được làm quen với dạng Toán này từ năm lớp 4.

2. Cách tính giá trị biểu thức.

  • Trong cách tính giá trị biểu thức, ta phải biết vận dụng linh hoạt giữa các phép tính cơ bản sao cho tìm được kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó, khi giải các phép toán, học sinh cũng cần phải ghi nhớ một số lưu ý, quy tắc bắt buộc để áp dụng vào lời giải.

Những cách tính giá trị biểu thức mà chúng ta thường gặp đó là:

+ Trong một biểu thức, nếu chỉ tồn tại phép cộng và phép trừ, hoặc phép nhân và phép chia, ta sẽ thực hiện phép tính từ trái sang phải.

+ Nếu một biểu thức có đầy đủ các phép tính cộng – trừ – nhân – chia, ta áp dụng quy tắc: Nhân – chia trước, cộng – trừ sau.

+ Nếu trong một biểu thức có dấu ngoặc đơn, ta phải thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

+ Khi thực hiện phép tính cộng, học sinh cần lưu ý một số điều sau đây:

+ Nên nhóm các số hạng có trong biểu thức sao cho thành nhóm có tổng là các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn… để dễ tính nhẩm.

+ Áp dụng tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ của các số hạng trong một tổng thì kết quả của tổng vẫn không thay đổi.

+ Luôn ghi nhớ công thức: a + b + c = a + c + b = c + a + b.

3. Bài tập về tính giá trị biểu thức có đáp án.

Bài tập 1: Tú có 76 viên bi. Số bi của An gấp 5 lần số bi của Tú. An cho Hùng 24 viên. Hỏi tổng số bi của 3 bạn là bao nhiêu?

Đáp án:

Số bi của An là:

76 x 5 = 380 (viên bi)

Tổng số bi của 3 bạn là:

76 + 380 = 456 (viên bi)

Bài tập 2: Cho dãy số sau: 1, 5, 9, 13,… 65, 69

a) Tính số lượng các số hạng có trong dãy số.
b) Tính tổng của dãy số.

Đáp án:

a) Công thức tính số lượng các số hạng trong dãy số: (Số hạng cuối – số hạng đầu) : khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp + 1

Áp dụng công thức trên, số lượng các số hạng trong dãy số là:

(69 – 1) : 4 + 1 = 68 : 4 + 1 = 17 + 1 = 18 (số hạng)

b) Công thức tính tổng của dãy số: (Số hạng đầu + số hạng cuối) x số lượng số hạng : 2
Áp dụng công thức, tổng của dãy số trên là:

(1 + 69) x 18 : 2 = 70 x 18 : 2 = 630

Bài tập 3: Cho dãy số sau: 1, 3, 5, 7… 97, 99

a) Tính số lượng các số hạng có trong dãy số.

b) Tính tổng của dãy số.

Đáp án:

a) Số lượng các số hạng trong dãy số là:

(99 – 1) : 2 + 1 = 98 : 2 + 1 = 49 + 1 = 50 (số hạng)

b) Tổng của dãy số trên là:

(1 + 99) x 50 : 2 = 100 x 50 : 2 = 2500

Bài tập 4: Tính giá trị các biểu thức dưới đây:

a) 16 + 4748 + 142 – 183

b) 150 – 56 x 2

c) 24 x 5 : 3

d) 68 x 3 – 14 x 2

Đáp án:

a) 16 + 4748 + 142 – 183

= 16 + (4748 + 142) – 183

= 16 + 4890 – 183

= 4906 – 183

= 4723

b) 150 – 56 x 2

= 150 – 112

= 38

c) 24 x 5 : 3

= 120 : 3

= 40

d) 68 x 3 – 14 x 2

= 204 – 28

= 176

Bài tập 5: Tính nhanh giá trị biểu thức sau:

1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9

Đáp án:

12 + 15 + 31 + 37 + 44 + 56 + 63 + 69 + 88

= (12 + 88) + (31 + 69) + (37 + 63) + (44 + 56) + 15

= 100 + 100 + 100 + 100 + 15

= 415

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về giá trị biểu thức cũng như cách tính giá trị biểu thức mà chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả. Hãy vận dụng kiến thức đã học được để là bài tập các bạn nhé.

>> Xem thêm: