Hình lập phương là gì? Công thức tính diện tích hình lập phương nhanh nhất.

Trong chương trình toán học lớp 5, các bạn học sinh được làm quen với một hình mới đó là hình lập phương. Vậy hình lập phương là gì? Tính chất ra sao? Dấu hiệu nhận biết và cách tính diện tính xung quanh hình lập phương như thế nào? Mời quý độc giả và các em học sinh tham khảo bài viết sau đây của https://vietnamblackberry.vn/ nhé.

1. Tìm hiểu về hình lập phương.

a. Khái niệm hình lập phương.

  • Hình lập phương là khái niệm rất quen thuộc đối với chúng ta, hình lập phương là một khối đa diện đều có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau, 12 cạnh bằng nhau và có tất cả 8 đỉnh, 3 cạnh cắt nhau tại 1 đỉnh và 4 đường chéo cắt nhau tại 1 điểm.
  • Hằng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều các dạng đồ vật có hình lập phương ví dụ như: khối rubik, hộp quà, bể cá, …
  • Tất cả những đồ vật xung quanh ta đều có thể là hình lập phương.

b. Tính chất của hình lập phương.

Hình lập phương có các tính chất sau đây. Những tính chất này của hình lập phương được xem như đặc điểm riêng biệt để phân biệt hình lập phương với các hình khác: 

  • Thứ nhất: Hình lập phương có 8 mặt phẳng đối xứng nhau
  • Thứ hai: Hình lập phương có 12 cạnh bằng nhau, 8 đỉnh, cứ 3 cạnh gặp nhau tại 1 đỉnh.
  • Thứ ba: Hình lập phương có 4 đường chéo cắt nhau tại một điểm gọi là tâm đối xứng của hình lập phương.
  • Thứ tư: Các đường chéo của hình lập phương có độ dài bằng nhau.

c. Dấu hiệu nhận biết hình lập phương.

Một vật là hình lập phương nếu chúng có 1 trong 2 đặc điểm sau:

  • Có 12 cạnh bằng nhau
  • Có 6 mặt đều là hình vuông
    =>Tổng thể nhìn bằng mắt thường, ta sẽ thấy hình lập phương rất cân xứng.

2. Công thức tính chu vi, diện tích hình lập phương.

Quy ước của hình lập phương:

+ a: Là Độ dài cạnh của hình lập phương

+ P: là Chu vi hình lập phương

+ S(bm): là Diện tích xung quanh của hình lập phương

+ S(xq): là Diện tích xung quanh của hình lập phương

+ S(tp): là Diện tích toàn phần của hình lập phương

+ V: là Thể tích của hình lập phương

a. Công thức tính chu vi hình lập phương.

P= 12.a

Trong đó:

+ P là chu vi hình lập phương

+ a là độ dài cạnh hình lập phương

b. Công thức tính diện tích hình lập phương.

Diện tích hình lập phương được chia ra làm hai loại: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần

  • Công thức tính diện tích xung quanh của hình lập phương là:

Sxq = a2.4

Trong đó:

+ Sxq là diện tích xung quanh hình lập phương

+ a là độ dài cạnh hình lập phương

  • Công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương

Stp = a2.6

Trong đó:

+ Stp là diện tích toàn phần hình lập phương

+ a là độ dài cạnh hình lập phương

c. Công thức tính thể tích hình lập phương.

Để thực hiện tính thể tích của hình lập các bạn áp dụng công thức:

V =a.a.a= a3

Trong đó:

+ V là thể tích hình lập phương

+ a là độ dài cạnh hình lập phương

3. Một số  bài tập về hình lập phương.

Bài tập 1: Tính chu vi của hình lập phương với độ dài cạnh là 3 cm

Lời giải:

Chu vi của hình lập phương có độ dài cạnh là 3 cm là:

3 x 12 = 36 (cm)

Đáp số: 36 cm

Bài tập 2: Tính diện tích toàn phần của hình lập phương với độ dài cạnh là 3 cm

Lời giải:

Diện tích toàn phần của hình lập phương có độ dài cạnh là 3 cm là:

3 x 3 x 6 = 54 (cm2)

Đáp số: 54 cm2

Bài tập 3: Tính diện xung quanh của hình lập phương với độ dài cạnh là 10 cm

Lời giải:

Diện tích toàn phần của hình lập phương có độ dài cạnh là 3 cm là:

10 x 10 x 4 = 400 (cm2)

Đáp số: 400 cm2

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về hình lập phương. Hãy nắm chắc kiến thức từ đó vận dụng vào làm bài tập thật thành thạo các em nhé.

>> Xem thêm