Hình chữ nhật là gì? Công thức tính diện tích hình chữ nhật đơn giản, dễ nhớ, có bài tập minh hoạ.

Như các bạn đã biết trong hình học phẳng ngoài hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình thang…còn có hình chữ nhật. Vậy hình chữ nhật là gì? Công thức tính diện tích hình chữ nhật ra sao? Hãy cùng https://vietnamblackberry.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Hình chữ nhật là gì?

a. Định nghĩa.

  • Hình chữ nhật là một tứ giác có 4 góc vuông. Và hình chữ nhật cũng là một hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.
  • Theo một định nghĩa khác thì hình hình chữ nhật là tứ giác có ba góc vuông, hình thang cân có một góc vuông, hình bình hành có một góc vuông hoặc hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

b. Tính chất.

Hình chữ nhật có các tính chất sau:

  • Các cặp cạnh đối luôn song song và bằng nhau.
  • Các góc bằng nhau và bằng 90°.
  • Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại tâm 4 các cạnh bằng nhau của mỗi hàng tạo thành tam giác.
  • Các đường chéo của hình chữ nhật cắt nhau và tạo thành 4 tam giác đều. Trong toán tích phân, tích phân Riemann có thể coi là giới hạn của tổng diện tích của nhiều hình chữ nhật có chiều rộng rất nhỏ.
  • Nội tiếp đường tròn có tâm (giao điểm của hai đường chéo).

c. Dấu hiệu nhận biết.

Hình chữ nhật có các dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
  • Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
  • Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
  • Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật và bài tập minh họa.

a. Công thức tính diện tích hình chữ nhật.

Công thức: S = a x b

Trong đó:

a: là chiều dài hình chữ nhật,
b: chính là chiều rộng của hình chữ nhật.
S: là diện tích hình chữ nhật.

  • Trường hợp 1: Tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo một cạnh và đường chéo.
    Trong trường hợp này chúng ta cần tính cạnh còn lại để sau đó tính diện tích hình chữ nhật theo công thức ở trường hợp 1. Giả sử bài toán là ABCD cho hình chữ nhật, biết AB = a.Đường chéo AD là c. Tính diện tích ABCD?

– Bước 1: Tính cạnh BD dựa vào định lý Pitago xét tam giác vuông ABD.

– Bước 2: Nếu tính cạnh BD, biết AB, ta được dễ dàng tính được diện tích ABCD như trường hợp 1.

Ví dụ minh họa:

Cho hình chữ nhật EFGH, có diện tích là 48 cm2, biết chiều rộng là 6 cm2. Tính chiều dài hình chữ nhật này?

Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật EFGH là:

48 : 6 = 8 (cm)

Đáp số: 8 cm

  • Trường hợp 2: Biết chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật

Diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).

S = a x b

Trong đó: a là chiều dài hình chữ nhật, b là chiều rộng hình chữ nhật, S là diện tích hình chữ nhật. Đơn vị đo diện tích hình chữ nhật là vuông.

Ví dụ minh họa:

Có một hình chữ nhật ABCD với chiều dài bằng 4cm, chiều rộng bằng 3cm. Hỏi diện tích hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu?

Bài giải

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

4 x 3 = 12 (cm2)

Đáp số: 12 cm2

b. bài tập minh họa cách tính diện tích hình chữ nhật.

Bài tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD có độ dài chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là 6cm và 4cm. Tính chu vi hình chữ nhật?

Bài làm

Áp dụng công thức ta có, chu vi hình chữ nhật ABCD là:

S = 2( 6 + 4 ) = 20 (cm)

Đáp số: 20 cm

Bài tập 2: Cho hình chữ nhật ABCD có độ dài chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là 7cm và 5cm. Tính diện tích hình chữ nhật?

Bài làm

Áp dụng công thức ta có, diện tích hình chữ nhật ABCD là:

S = 7.5 =35 (cm2)

Đáp số: 35 cm2

Bài tập 3: Cho hình chữ nhật ABCD với chiều dài cạnh AB= 4 cm, đường chéo AC = 5 cm. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD ở trên.

Bài làm

Ta có áp dụng định lý Pitago cho tam giác vuông ABC => cạnh BC có số đo là:

BC^2 =AC^2 – AB^2 => BC^2= 25-16=9 =>BC = 3

=> S hình chữ nhật là:

S=AB x BC = 4×3=12 cm2

Hình chữ nhật là gì? Công thức tính diện tích hình chữ nhật đơn giản, dễ nhớ, có bài tập minh họa đã được các thầy cô của chúng tôi gửi đến các bậc phụ huynh và các em học sinh. Hi vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức để hướng dẫn con em mình tốt hơn.

Xem thêm.