Giá trị biểu thức là gì? Cách tính giá trị biểu thức và bài tập minh họa.

Trong chương trình toán học lớp 3 có một phần kiến thức khá quan trọng đó là giá trị biểu thức. Các bạn học sinh đang quen với việc tính các phép tính đơn giản và riêng lẻ, giờ rất nhiều phép tính gộp lại với nhau rất khó khăn đúng không ạ. Hôm nay, https://vietnamblackberry.vn/ sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết “Giá trị biểu thức là gì? Công thức, cách tính và bài tập minh họa”. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ nắm chắc kiến thức về giá trị biểu thức. Mời các bạn đón đọc bài viết của chúng tôi.

1. Biểu thức là gì? Giá trị biểu thức là gì?

a. Khái niệm biểu thức.

Biểu thức là trong đó các số được nối với nhau bởi các dấu phép tính (cộng, trừ, nhân hoặc chia). Những biểu thức đó còn được gọi là biểu thức số.

Trong đó:

  • Các phép tính trong đó bao gồm như: Cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
  • Các số trong một phép tính có thể là: Số hạng, số trừ, số bị trừ, số chia, số bị chia, thừa số.

Ví dụ:

2 + 4 – 3 hay 3 x 5 – 2 được gọi là biểu thức. Trong đó thể hiện rõ các số được nối với nhau bằng các phép tính.

b. Khái niệm giá trị biểu thức.

 Giá trị của biểu thức chính là kết quả cuối cùng của một biểu thức.

Ví dụ:

Ta có biểu thức 7 x 2 +8 và kết quả sau khi tính toán ta được 7 x 2 +8 = 22

Như vậy: 22 chính là giá trị của biểu thức 7 x 2 +8

2. Cách tính giá trị biểu thức.

Trong cách tính giá trị biểu thức, chúng ta phải biết vận dụng linh hoạt giữa các phép tính cơ bản sao cho tìm được kết quả chính xác nhất.

Những cách tính giá trị biểu thức mà chúng ta thường gặp đó là:

+ Trong một biểu thức, nếu chỉ tồn tại phép cộng và phép trừ, hoặc phép nhân và phép chia, ta sẽ thực hiện phép tính từ trái sang phải.

+ Nếu một biểu thức có đầy đủ các phép tính cộng – trừ – nhân – chia, ta áp dụng quy tắc: Nhân – chia trước, cộng – trừ sau.

+ Nếu trong một biểu thức có dấu ngoặc đơn, ta phải thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

  •  Khi thực hiện phép tính cộng, học sinh cần lưu ý một số điều sau đây:

+ Nên nhóm các số hạng có trong biểu thức sao cho thành nhóm có tổng là các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn… để dễ tính nhẩm.

+ Áp dụng tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ của các số hạng trong một tổng thì kết quả của tổng vẫn không thay đổi.

+ Luôn ghi nhớ công thức: a + b + c = a + c + b = c + a + b

3. Một sô bài tập về giá trị biểu thức.

Bài tập 1: Hai ngày cửa hàng bán được 5124 lít dầu. Ngày thứ hai bán được ít hơn ngày thứ nhất 124 lít. Hỏi cửa hàng mỗi ngày bán được bao nhiêu lít dầu?

Đáp án:

Mỗi ngày cửa hàng bán được số lít dầu là:

(5124 – 124) : 2 = 2500 (lít dầu)

Số lít dầu bán được trong ngày thứ nhất là:

2500 + 124 = 2624 (lít dầu)

Vậy: ngày thứ nhất bán được 2624 lít dầu, ngày thứ hai bán được 2500 lít dầu.

Bài tập 2: Tính giá trị các biểu thức dưới đây:

a) 103 + 91 + 47 + 9
b) 261 + 192 – 11 + 8
c) 915 + 832 – 45 + 48
d) 1845 – 492 – 45 – 8

Đáp án:

a) 103 + 91 + 47 + 9 = (103 + 47) + (91 + 9) = 150 + 100 = 250
b) 261 + 192 – 11 + 8 = (261 – 11) + (192 + 8) = 250 + 200 = 450
c) 915 + 832 – 45 + 48 = (915 – 45) + (832 + 48) = 870 + 880 = 1750
d) 1845 – 492 – 45 – 8 = (1845 – 45) – (492 + 8) = 1800 – 500 = 1300

Bài tập 3: Tính giá trị các biểu thức dưới đây:

a) 16 + 4748 + 142 – 183
b) 150 – 56 x 2
c) 24 x 5 : 3
d) 68 x 3 – 14 x 2

Đáp án:

a) 16 + 4748 + 142 – 183 = 16 + (4748 + 142) – 183 = 16 + 4890 – 183 = 4906 – 183 = 4723
b) 150 – 56 x 2 = 150 – 112 = 38
c) 24 x 5 : 3 = 120 : 3 = 40
d) 68 x 3 – 14 x 2 = 204 – 28 = 176

Tính giá trị biểu thức sẽ không còn là nỗi lo nếu các em tham khảo bài viết của chúng tôi và luyện tập thường xuyên. Chúc các em thành công.

>> Xem thêm: