Số bị trừ – Số trừ – Hiệu là gì? Cách thực hiện các phép tính đó ra sao là câu hỏi mà https://vietnamblackberry.vn/ nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Khi gặp dạng toán này một số em học sinh vẫn xác định nhầm số bị trừ, số trừ. Hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi để nắm rõ hơn phần kiến thức này nhé.
1. Tìm hiểu số bị trừ – số trừ – hiệu và cách xác định.
a. Khái niệm số bị trừ và cách xác định số bị trừ.
- Số bị trừ là số bị lấy đi giá trị sau khi thực hiện phép trừ.
Ví dụ minh họa:
+ Toàn có 12 quả cam. Toàn cho Mai 3 quả và ăn mất 2 quả. Vì vậy toàn còn lại 7 quả cam.
Trong đó 12 quả cam ban đầu của Toàn chính là số bị trừ
Trong một phép trừ, số bị trừ là số đầu tiên nằm ở bên trái dấu trừ
+ 12 – 11 = 1
Số 12 là số đầu tiên của phép trừ và nằm bên trái của dấu trừ vì vậy số 12 là số bị trừ
b. Khái niệm số trừ và cách xác định số trừ.
- Số trừ là số lượng giá trị bị lấy đi ở số trừ. Số bị trừ sau khi lấy đi một lượng giá trị bằng giá trị của số trừ sẽ còn lại hiệu.
Ví dụ minh họa:
+ 26 – 2 = 24
Với phép trừ trên, số bị trừ là số 26 và số trừ là số 2. Số 26 sau khi lấy đi 2 giá trị thì còn lại 24. 24 là hiệu
+ Lan có 5 chiếc bút chì. Lan tặng cho Nam 3 chiếc bút chì. Vì vậy Lan còn lại 2 chiếc bút chì.
Có thể thấy rằng sau khi cho Nam 3 bút, số lượng bút chì của Lan bị lấy đi 3 bút chì vì thế Lan còn lại 2 bút. 3 bút chì mà Lan cho Nam chính là số trừ của phép toán này.
Để xác định số trừ trong một phép trừ, các em có thể xác định số nằm bên phải dấu trừ chính là số bị trừ.
+ 9 – 3 = 6
Có thể thấy số 3 nằm bên phải dấu trừ vì vậy 3 là số trừ của phép toán trên.
c. Hiệu là gì và cách xác định hiệu số.
- Hiệu hay còn gọi là hiệu số là kết quả thu được của phép trừ.
Ví dụ minh họa:
+ 13 – 8 = 5
Số 5 là kết quả của phép trừ trên vì vậy 5 được gọi là hiệu
+ Mẹ mua cho bé 1 tá cặp tóc mới. Bé đánh mất 3 chiếc. Còn lại 12 – 3 = 9 chiếc cặp tóc. Vậy 9 là số cặp tóc còn lại và được gọi là hiệu số của phép trừ trên.
Trong một phép trừ hiệu số thường nằm ở bên phải dấu bằng.
2. Các dạng toán cơ bản.
Dạng 1: Tính nhẩm.
- Thực hiện phép trừ các số tròn chục mà không cần đặt tính.
+ Đầu tiên trừ các số ở hàng chục.
+ Tiếp theo viết thêm vào kết quả 1 số 0.
Ví dụ:
+ Thực hiện phép tính 60 – 30 – 10 = …
Bài làm:
+ Đầu tiên ta nhẩm 6 – 3- 1 =2.
+ Vậy 60 – 30 – 10 = 20.
-
Dạng 2: Tìm x:
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Ví dụ:
Tìm x, biết: x – 4 = 6
Bài làm:
x – 4 = 6
x = 6 + 4
x = 10
=> Vậy giá trị của x = 10.
-
Dạng 3: Điền số còn thiếu trong bảng:
+ Tìm hiệu bằng cách lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
3. Một số bài tập.
Bài 1: Tìm x: (SGK Toán 2, trang 56)
a) x – 4 = 8; b) x – 9 = 18;
c) x – 10 = 25 d) x – 8 = 24;
e) x – 7 = 21; g) x – 12 = 36.
Bài làm:
Trong các phép tính trừ dưới đây, x đóng vai trò là số bị trừ. Vậy muốn tìm số trừ các em lấy hiệu cộng với số trừ.
a) x – 4 = 8; b) x – 9 = 18;
x = 8 + 4 x = 18 + 9
x = 12 x = 27
c) x – 10 = 25 d) x – 8 = 24;
x = 25 + 10 x = 24 + 8
x = 35 x = 32
e) x – 7 = 21; g) x – 12 = 36.
x = 21 + 7 x = 36 + 12
x = 28 x = 48.
Bài 2: Một phép toán có hiệu là 13, số bị trừ là 25. Tìm số trừ
Bài làm:
Số trừ = số bị trừ – hiệu vì thế số trừ của phép toán trên là:
Số trừ = số bị trừ – hiệu = 25 – 13 = 12
Bài 3: Một phép toán có hiệu là 24, số trừ là 12. Tìm số bị trừ
Bài làm:
Số bị trừ = số trừ + hiệu
Vì thế số bị trừ của phép toán trên là:
Số bị trừ = số trừ + hiệu = 24 + 12 = 36
- Một số bài tập luyện thêm
Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a, x – 45 = 37 b, x – 12 = 31
x = 37 – 25 x = 31 + 12
x = 2… x = 43…
Bài 5: Tìm số bị trừ biết tổng của số trừ và hiệu bằng 54.
Bài 6: Tìm x: x – 20 = 19
Bài 7: Trong một phép trừ có hiệu bằng số trừ và số bị trừ hơn số trừ 24 đơn vị. Hỏi số bị trừ bằng bao nhiêu?
Hãy luyện tập thật nhiều các dạng toán này để nắm chắc kiến thức các em nhé. Chúc các em luôn học tập tốt !!!
Có thể bạn quan tâm: