Toán có lời văn là dạng toán gây khá nhiều khó khăn với các bậc phụ huynh và các em học sinh. Bởi dạng toán này yêu cầu tư duy cao và nó xoay quanh những bài toán thiết thực trong cuộc sống của chúng ta. Vậy để làm tốt dạng bài tập này chúng ta phải làm như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để tìm câu trả lời nhé.
1. Thế nào là dạng toán có lời văn.
Đây là một trong những dạng toán cần sử dụng lời văn để đưa ra những dữ liệu và yêu cầu cyar bài. Dạng toán này đưa ra với nhiều hình thức như:
+ Dạng toán câu hỏi.
+ Dạng toán sắp xếp các số theo thứ tự.
+ Dạng toán điền vào chỗ trống.
2. Quy trình để giải một bài toán có lời văn.
a. Tóm tắt đề bài.
Hãy hướng dẫn trẻ đọc đúng, hiểu được đề bài đang đề cập đến những dữ kiện gì. Từ đó phân tích ý nghĩa thực thế trong bài toán, trình bày một cách ngắn gọn, đủ ý để làm nổi bật được những phần đã cho và phần cần phải tìm. Trẻ có thể tóm tắt bằng cách:
+ Dưới dạng đoạn thẳng hay sơ đồ.
+ Dưới dạng hình vẽ minh họa chi tiết.
+ Dưới dạng câu văn ngắn.
b. Lựa chọn phép tính để giải.
Việc hướng dẫn trẻ hiểu được bản chất của ngôn ngữ trong lời văn là cần thiết. Dựa vào những dạng toán được phân chia ba mẹ hãy giúp trẻ giải quyết những khó khăn mà trẻ gặp phải trong những dạng bài tập nào.
c. Trình bày lời giải.
Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện phép tính cộng hoặc trừ để đi đến kết quả. Trình bày lời giải bài toán đố sử dụng câu văn, ngôn từ phù hợp nhất.
3. Một số bài tập giải toán có lời văn.
a. Các dạng toán tìm một phần mấy của một số cho trước.
Đây là dạng toán khó nhất mà các con hay mắc phải. Muốn học tốt dạng này các con phải biết tóm tắt bài toán theo sơ đồ đoạn thẳng. Sau đó nhớ quy tắc sau để tính: Muốn tìm một phần mấy của 1 số, ta lấy số đó chia cho số phần.
VD: Tùng có 16 cái kẹo. Minh có 1/4 số kẹo của Tùng. Hỏi Minh có bao nhiêu cái kẹo ?
Học sinh: theo quy tắc thì 16 : 4 = 4 cái kẹo.
b. Các dạng toán về tích của hai số, dạng toán chia thành các phần bằng nhau hay nhưng bài toán có số dư.
Muốn tìm tích của hai số thì các em phải tóm tắt bài toán bằng chữ, sau đó nên thực hiện phép nhân. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn qua ví dụ sau:
VD: 1 bàn: có 5 cái ghế. Hỏi 3 bàn: …bao nhiêu cái ghế?.
Phụ huynh có thể yêu cầu các con viết 2 đại lượng cùng đơn vị với nhau ở cùng 1 bên cho dễ hiểu. bàn – bàn, ghế – ghế .
Các con sẽ lấy đại lượng của 1 bàn nhân với 5 để ra số ghế của 3 bàn
Học sinh: 3 x 5 = 15 ( ghế ).
Chú ý: phụ huynh có thể dạy cho con phương pháp nhân chéo như sau:
1 bàn: có 5 cái ghế.
3 bàn: có a cái ghế?.
Học sinh nhân chéo: Gọi số ghế cần tìm là a thì 1 x a = 3 x 5 ta có: a = 15 (ghế)
c. Dạng toán chia thành các phần bằng nhau.
Các con phải biết chia1 đại lượng thành nhiều phần bằng nhau
VD: 90 kg thóc chứa đều 3 bao, 1 bao đựng bao nhiêu kg thóc ?
Học sinh: 90 : 3 = 30 ( kg )
Chú ý: phụ huynh có thể dạy cho các con phương pháp nhân chéo như sau:
90 kg ->3 bao
a ( kg ) ? ->1 bao
Học sinh nhân chéo: 90 x 1 = 3 x a ta có: a = 30 kg thóc.
d. Một số ví dụ minh hoạ.
1. Đàn gà có 3 con gà trống và 6 con gà mái. Vậy hỏi đàn gà có tất cả bao nhiêu con gà?
Bài giải:
Đàn gà có tất cả là:
3 + 6 = 9 (con gà)
Đáp số: 9 con gà
2. Có 4 con ngỗng đang bơi dưới ao. Có thêm 5 con ngỗng xuống ao. Hỏi có mấy con ngỗng ở dưới ao?
Bài giải:
Số ngỗng ở dưới ao là:
4 + 5 = 9 (con)
Đáp số: 9 con ngỗng
3. Điền số thích hợp vào dấu …
Nam có 8 cái kẹo, cô Hoa cho Nam 2 cái kẹo. Vậy Nam có tất cả…cái kẹo?
Bài giải:
Nam có tất cả số kẹo là:
8 + 2=10 (cái kẹo)
Đáp số: 10 cái kẹo
4. Lớp 1B có 15 học sinh giỏi. Lớp 1C có ít hơn lớp 1B là 3 học sinh giỏi. Hỏi lớp 1C có bao nhiêu học sinh giỏi?
Bài giải:
Số học sinh giỏi lớp 1C là:
15 – 3 = 12 (học sinh giỏi)
Đáp số: 12 học sinh giỏi.
Bài 5: Có một thanh gỗ được cưa thành hai mảnh có chiều dài 34 cm và 50 cm. Vậy hỏi thanh gỗ ban đầu dài bao nhiêu cm?
Bài giải:
Thanh gỗ bạn đầu có độ dài là:
34 + 50 = 84 (cm)
Đáp số: 84 cm
Trên đây là những cách giải toán có lời văn mà chúng tôi tổng hợp được. Hi vọng, sẽ giúp ích cho quý phụ huynh và các em học sinh. Hãy vận dụng kiến thức đã học được để làm bài tập nhé các em.