Các bạn đã làm quen với góc vuông ở bài viết trước rồi đúng không ạ. Hôm nay, cùng https://vietnamblackberry.vn/ đi tìm hiểu thêm một góc nữa đó là góc nhọn. Vậy, góc nhọn là gì? Đặc điểm, tính chất của góc nhọn ra sao? Làm thế nào để xác định được góc nhọn. Mời quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé.
1. Góc nhọn là gì?
a. Khái niệm góc nhọn.
- Trong toán học, góc nhọn là góc được tạo nên từ 2 đường thẳng có chung một giao điểm trong tam giác bất kỳ hoặc trong mặt phẳng. Giá trị của góc nhọn thường nhỏ hơn 90°, chúng thường nằm trong khoảng > 0 và < 90°. Mọi người có thể dùng eke để xác định giá trị góc nhọn của hình hoặc để phân biệt với các hình khác.
b. Cách xác định góc nhọn.
- Sử dụng thước đo góc hoặc ê ke.
Eke hoặc thước đo góc chính là những công cụ hỗ trợ xác định giá trị của một góc chính xác nhất bằng bao nhiêu độ. Các em có thể dùng thước để thực hiện đo giá trị của góc, nếu nhỏ hơn 90° chính là góc nhọn.
- Áp dụng tính chất của góc.
Áp dụng tính chất của góc trên, mọi người có thể nhận thấy rằng với góc nhọn luôn có số đo nhỏ hơn 90°, có nghĩa là nhỏ hơn góc vuông. Vậy nên, với các hình có các góc nhỏ hơn góc vuông thì bạn có thể xác định đó chính là góc nhọn.
Lưu ý: Tùy vào từng hình học và giả thiết của từng bài tập mà các em sẽ suy ra những giá trị góc tương ứng của hình chính xác.
c. Đặc điểm của góc nhọn.
Góc nhọn thường sẽ có những đặc điểm sau đây:
+ Góc nhọn sẽ được tạo thành bởi hai đoạn thẳng hay đường thẳng cắt nhau một góc nhỏ hơn 90°
+ Góc nhọn sẽ nhỏ hơn góc vuông.
2. Bài tập về góc nhọn.
Dạng 1: Viết tên các góc trong hình cho trước.
Phương pháp giải: Ta sẽ dựa vào tính chất của góc để đọc chính xác tên góc và các cạnh liên quan.
Ví dụ: Viết tên góc nhọn và các cạnh của hình chính xác
Giải: Hình trên có góc nhọn đỉnh A, cạnh AB và AC.
Dạng 2: Vẽ hình tương ứng với góc nhọn.
Phương pháp giải: Dựa vào yêu cầu của đề bài, để các em dùng thước đo góc hoặc eke để vẽ góc nhọn tương ứng với số đo góc tương ứng đưa ra.
Ví dụ: Vẽ góc nhọn đỉnh O, cạnh OX, OY với số đo góc tương ứng bằng 70 độ.
Giải:
+ Bước 1: Ta vẽ đường thẳng OX
+ Bước 2: Dùng thước đo góc đặt ngang bằng đường thẳng OX, điểm 0 độ trên thước sẽ đặt ngay tâm O.
+ Bước 3: Tiến hành xác định điểm 70 độ trên thước tương ứng
+ Bước 4: Nối đỉnh O tới điểm đã xác định ở bước 3 sẽ được đường thẳng OY.
+ Bước 5: Ta được góc nhọn AOB = 70 độ.
Dạng 3: Nhận biết đâu là góc nhọn.
Phương pháp giải: Ta sẽ dựa vào tính chất, định nghĩa của góc nhọn để nhận biết với các góc khác một cách dễ dàng.
Ví dụ: Trong các hình sau, đâu là góc nhọn?
Giải:
Giải: Dựa vào tính chất của góc nhọn là góc > 0 và < 90°, ta thấy:
Hình 1: Số đo góc < 90°
Hình 2: Số đo góc > 90°
Hình 3: Số đo góc = 90°
Hình 4: Số đo góc = 0
Hình 5: Số đo góc < 90°
Hình 6: Số đo góc > 90°
=> Hình 1, 5 là góc nhọn.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về góc nhọn và bài tập liên quan đến góc nhọn. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để biết thêm nhiều góc thú vị nữa nhé.
>>> Xem thêm: