Góc vuông là gì? Dấu hiệu nhận biết góc vuông, đặc điểm, tính chất của góc vuông..

Như các bạn đã biết trong toán học có góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt đúng không nào? Hôm nay, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu góc vuông, Dấu hiệu nhận biết, đặc điểm, tính chất của góc vuông nhé.

1. Góc vuông là gì?

a. Khái niệm góc vuông.

  • Góc vuông (hay còn gọi là góc 90o) là góc được tạo bởi 2 đường thẳng có một điểm chung, có số đo góc chính xác bằng 90o, tương đương với 1/4 vòng tròn.
  • Một dạng phổ biến nhất của góc vuông bao gồm hai đường thẳng vuông góc gặp nhau tại một khối chóp. Điều này tạo thành một hình chữ L hoặc hình dạng góc hoàn hảo.

Trong cuộc sống hàng ngày, ta có thể bắt gặp các trường hợp góc vuông như kim giờ và kim phút trong đồng hồ tạo với nhau một góc vuông hay tường nhà và nền nhà tạo với nhau 1 góc bằng 90o.

b. Đặc điểm nhận biết góc vuông.

  • Thứ nhất, Góc vuông là góc bằng 90 độ;
  • Thứ hai, Góc vuông được tạo ra từ hai đường thẳng cắt nhau.

c. Cách nhận biết góc vuông.

Để nhận biết góc vuông, chúng ta có thể sử dụng thước ê ke hoặc thước đo độ:

  • Đối với thước đo độ: Các bạn phải đặt trục của thước đo góc với đỉnh của một trong hai đường của một góc. Nếu hai đường thẳng tạo với nhau một góc có số đo bằng 90o thì đây là một góc vuông.
  • Đối với thước ê ke: Dùng góc vuông của ê ke đặt vào với góc cần xác định. Nếu hai cạnh của góc trùng với hai cạnh của ê ke thì góc đó được gọi là góc vuông.

2. Phân biệt giữa góc vuông và các góc khác trong hình học.

  • Ngoài góc vuông, hai đường thẳng, đoạn thẳng bất kỳ trong hình học có thể tạo thành một số góc khác như: góc bẹt, góc tù, góc nhọn,….
  • Góc nhọn: là góc được tạo thành từ hai đường thằng, và có số đo lớn hơn 0 và nhỏ hơn 90 độ. (0 < góc nhọn < 90)
  • Góc tù: là góc được tạo thành từ hai đường thằng và có số đo lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt. (90 < góc tù < 180)
  • Góc bẹt: là góc được tạo thành từ hai đường thằng, góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau. Góc bẹt có số đo bằng 180 độ.
  • Góc phản: là góc được tạo thành từ hai đường thằng và có số đo lớn hơn góc bẹt và nhỏ hơn góc đầy. (180 < góc phản < 360)
  • Góc đầy: Là góc bằng toàn bộ hình tròn. Góc đầy có số đo bằng 360 độ.

3. Cách vẽ góc vuông.

a. Vẽ góc vuông bằng thước ê ke.

+ Bước 1: Chấm xác định đỉnh của góc vuông

+ Bước 2: Dùng thước vẽ một đoạn thẳng từ đỉnh vừa xác định.

+ Bước 3: Đặt đỉnh góc vuông của thước trùng với đỉnh vừa xác định, một cạnh góc vuông của thước trùng với cạnh vừa kẻ.

+ Bước 4: Vẽ cạnh còn lại của góc trùng với cạnh góc vuông còn lại của thước ê ke. Ta đã tạo được một góc vuông cần sẽ.

b. Cách vẽ góc vuông bằng thước đo độ.

+ Bước 1: Vẽ một đoạn thẳng ngang (độ dài tùy yêu cầu đề bài)

+ Bước 2: Đặt thước đo độ sao cho, đường thẳng chỉ góc 0 độ trùng với đường thẳng vừa kẻ. Sau đó, đánh dấu một điểm trên đường thẳng bằng 90 độ.

+ Bước 3: Vẽ đường thẳng nối từ điểm đầu của đoạn thẳng đến điểm vừa đánh dấu. Ta đã tạo được một góc vuông.

4. Một số dạng toán về góc vuông thường gặp nhất.

a. Nhận biết một góc có phải góc vuông không.

Để nhận biết một góc có phải là góc vuông hay không ta sử dụng ê ke hoặc thước đo độ:

+ Bước 1: Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với một cạnh của góc đã cho hoặc trùng với đường thẳng 0 độ của thước đo vuông góc.

+ Bước 2: Cạnh góc vuông còn lại của ê ke trùng với cạnh còn lại của góc hoặc cạnh tạo thành một góc 90 độ trên thước đo độ thì góc đó là góc vuông.

b. Xác định đỉnh hoặc cạnh của góc vuông:

Cần lưu ý:

+ Đỉnh của góc: Là giao điểm của 2 đoạn thẳng tạo thành góc.

+ Cạnh của góc: Là hai đoạn thẳng tạo thành góc.

c. Đếm số góc vuông trong hình cho trước:

Để giải được dạng toán này chúng ta có thể sử dụng thước ê ke hay thước đo độ

+ Bước 1: Dùng ê ke kiểm tra góc có trong hình, đánh dấu vuông góc vào các góc vuông đã xác định.

+ Bước 2: Đếm số lượng các góc vuông vừa tìm được.

d. Đọc tên góc vuông.

+ Khi đọc tên góc, để tránh nhầm lẫn với các góc khác, ta thường đọc tên góc bằng 3 chữ cái. Ta đọc đỉnh của góc ở giữa, hai chữ cái còn lại là hai đầu mút của hai đoạn thẳng (hai cạnh) tạo ra góc. Trong trường hợp, góc đứng một mình thì ta được phép gọi tên góc bằng một chữ cái là đỉnh của góc. Cần lưu ý đọc theo đúng thứ tự từ trái qua phải hoặc ngược lại.

 Trên đây là tổng hợp kiến thức về góc vuông mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của https://vietnamblackberry.vn/.

>>> Xem thêm: