Cộng trừ trong phạm vi 10 tương đối đơn giản với các anh chị lớn đúng không nào? Nhưng với các em học sinh nhỏ thì cộng trừ trong phạm vi 10 là rất khó khăn. Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh có thể nhớ phép cộng và trừ trong phạm vi 10 một cách dễ dàng nhất. Xin mời quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé.
1. Tìm hiểu về bảng cộng trừ.
a. Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 là gì?
Bảng cộng trừ là bảng toán liệt kê các phép tính cộng và phép tính trừ trong phạm vi nhất định. Cụ thể là đối với các em học sinh lớp 1 sẽ dùng bảng cửu chương cộng trừ trong phạm vi từ 1 đến 10. Khi các em lên lớp 2, lớp 3 thì độ khó của bảng cộng trừ sẽ tăng dần lên.
b. Lợi ích của bảng cộng trừ.
Về bản chất, bảng cộng trừ cũng tương tự như bảng nhân chia. Khi bé làm quen với môn toán học bằng bảng cộng trừ sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
+ Giúp bé làm quen với các phép toán cộng, trừ đơn giản nhanh và hiệu quả nhất.
+ Giúp bé có thể tự kiểm tra kết quả các bài tập theo bảng cửu chương cộng trừ.
+ Giúp bé rèn luyện khả năng phản xạ nhanh hơn với các phép tính cộng, trừ đơn giản.
2. Các cách tính nhẩm cộng trừ nhanh.
a. Làm quen từ những điều đơn giản.
+ Sẽ thật khó khi trẻ lần đầu làm quen với bảng cộng và trừ, chính vì thế các thầy cô và bố mẹ hãy thật sự kiên nhẫn với trẻ bởi vì những lần đầu được tiếp xúc sẽ quyết định rất nhiều đến việc trẻ yêu thích hay chán ghét việc thường xuyên lặp đi lặp lại các bảng cộng trừ này.
+ Thay vì gây áp lực và bắt buộc trẻ phải học thuộc chúng, bố mẹ hãy tạo cho trẻ những cách tiếp cận với bảng cộng trừ một cách nhẹ nhàng và thú vị. Để trẻ cảm thấy thoải mái và dần thích nghi với chúng, bố mẹ có thể bắt đầu ở những phép tính đơn giản cũng như hãy “mách nhỏ” và động viên mỗi khi trẻ lúng túng không biết câu trả lời. Những lời động viên đúng lúc sẽ là động lực to lớn giúp trẻ cảm thấy sẵn sàng và được khuyến khích nhiều hơn trong việc học tập.
b. Học cộng trừ bằng que tính.
+ Que tính là vật dụng cần có trong mỗi cặp sách của mỗi bạn nhỏ khi bắt đầu lên lớp 1. Bởi que tính sẽ giúp bé học phép tính cộng trừ nhanh hơn. Bước đầu bạn vẫn cho bé tập đọc những phép tính cộng và trừ, sau đó cho bé thực hành phép tính cộng trừ thông qua que tính.
Ví dụ: phép cộng 3 + 4 = ?
+ Bạn sẽ hướng dẫn bé sử dụng 3 que tính rồi cộng thêm với 4 que tính là ra kết quả. Rồi bảo bé đếm số que tính. Đó chính là giá trị tổng của phép cộng.
c. Học thông qua thực hành.
+ Khi trẻ làm quen với bảng cộng trừ lớp 2 và thực hiện một cách thuần thục thì sau đó trẻ sẽ có thể nắm bắt cũng như dễ dàng hơn trong việc học bảng cửu chương nhân chia. Thế nhưng, đây lại trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều trẻ bởi lẽ chúng phải ghi nhớ rất nhiều con số cũng như các phép tính. Vậy đâu là cách để con có thể ghi nhớ bảng cộng trừ lớp 2?
+ Thay vì để trẻ phải học thuộc lòng, học vẹt và cảm thấy khó khăn với việc ghi nhớ, bố mẹ hãy giúp các con có cách tiếp cận với chúng nhẹ nhàng hơn thông qua những trò chơi, những câu hỏi thực tế xoay quanh đến các vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ như chúng ta có phép tính 2 + 3 = 5, các bố mẹ có thể đặt câu hỏi thành “Con có 2 quả táo bố mẹ cho con thêm 3 quả vậy thì con sẽ có tất cả bao nhiêu quả?”. Khi việc học tập trở nên gần gũi hơn cũng là cách giúp trẻ tiếp thu bài một cách hiệu quả và thoải mái hơn đấy. Tương tự như vậy các bố mẹ có thể đặt những câu hỏi xoay quanh các phép tính trừ.
d. Làm quen từ những điều đơn giản.
+ Sẽ thật khó khi trẻ lần đầu làm quen với bảng cộng và trừ, chính vì thế các thầy cô và bố mẹ hãy thật sự kiên nhẫn với trẻ bởi vì những lần đầu được tiếp xúc sẽ quyết định rất nhiều đến việc trẻ yêu thích hay chán ghét việc thường xuyên lặp đi lặp lại các bảng cộng trừ này.
+ Thay vì gây áp lực và bắt buộc trẻ phải học thuộc chúng, bố mẹ hãy tạo cho trẻ những cách tiếp cận với bảng cộng trừ một cách nhẹ nhàng và thú vị. Để trẻ cảm thấy thoải mái và dần thích nghi với chúng, bố mẹ có thể bắt đầu ở những phép tính đơn giản cũng như hãy “mách nhỏ” và động viên mỗi khi trẻ lúng túng không biết câu trả lời. Những lời động viên đúng lúc sẽ là động lực to lớn giúp trẻ cảm thấy sẵn sàng và được khuyến khích nhiều hơn trong việc học tập.
e. Học cộng trừ bằng những chiếc kẹo.
+ Kẹo là món ăn vặt mà bất kể đứa trẻ nào cũng thích. Do vậy, đối với những gì bé yêu thích thì việc học sẽ hứng thú hơn. Từ đó bạn có thể sử dụng những chiếc kẹo có trong nhà để làm phép tính cộng trừ giúp bé hiểu hơn.
Ví dụ: Bạn đang có 4 cái kẹo, bạn cho em gái mất 2 cái kẹo hỏi bạn còn mấy cái kẹo?
+ Với bài toán này bạn có hãy lấy đúng đủ số kẹo ra rồi làm thử thì bé sẽ hiểu rõ vấn đề, và hiểu được phép tính. Từ đó sẽ nhớ bảng tính cộng trừ nhanh hơn.
g. Học cộng trừ bằng đồ chơi.
+ Thông thường bất kể bé nào cũng có rất nhiều trò chơi trong nhà. Bởi vậy, để giúp bé học được bảng cộng trừ và có thể giải được nhiều bài tập về cộng trừ thì bạn có thể sử dụng đồ chơi của trẻ để làm những phép tính cộng trừ giúp bé hiểu nhanh hơn.
Ví dụ: Bạn đặt câu hỏi là “Bạn bon có 7 chiếc xe ô tô đồ chơi, mẹ bạn bon mua thêm 2 chiếc xe ô tô tặng bạn bon. Hỏi bạn bon có bao nhiêu chiếc xe ô tô đồ chơi?
+ Với những món đồ chơi sẵn có, áp dụng ngay phép tính giúp bé tính toán dễ hơn, tư duy tốt hơn rất nhiều.
Trên đây là bảng cộng trừ trong phạm vi 10 và cách tính nhẩm nhanh mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý phụ huynh. Hi vọng qua bài viết này quý phụ huynh sẽ có những phương pháp đúng đắn để áp dụng cho con em mình. Xin chân thành cám ơn.
>> Xem thêm: